24/10/2024 11:01:20

Tranh Đông Hồ, giá trị văn hóa đã lưu giữ bao đời nay của người dân xứ quan họ Bắc Ninh. Cứ mỗi năm, làng tranh lại thu hút biết bao lượt khách du lịch tìm về để chiêm ngưỡng và khám phá. Những câu ca dao vẫn như tồn đọng trong tâm trí một làng nghề xa xưa. Làng tranh đông hồ chỉ cách Hà Nội khoảng 35 km, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Cuối năm, làng tranh Đông Hồ lại khoác lên màu nhộn nhịp

Dường như, người ta chỉ chờ đợi vào tháng Chạp để đổ xô về ngôi làng nhỏ bé này. Mở họp chợ 5 phiên vào những ngày 6,11,16,21 và 26. Khách du lịch tấp nập đổ về mua tranh. Cái không khí giáp tết ấy sao mà vui tươi đến thế. Hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được mang ra xếp gọn lại bán. Đâu đâu bạn cũng chỉ thấy tranh, tranh và tranh. Những đường vẽ uốn lượn trên tờ giấy dó phảng mùi hương cỏ. Cảm giác thú vị nhường nào!

Cho đến khi phiên chợ cuối cùng, những gian hàng nào còn tranh lại tiếp tục bọc lại rồi chờ đến phiên chợ năm sau mang bán. Đông hồ những ngày giáp tết khiến bạn cảm giác như đc đi trẩy hội.

Làng tranh Đông Hồ thổi hồn truyền thống Việt – 1 ngày thăm quan

Làng tranh Đông Hồ thổi hồn truyền thống Việt – 1 ngày thăm quan

Xem thêm: Bảng giá thuê xe du lịch giá rẻ từ Hà Nội

Phác lên chân dung một làng nghề truyền thống

Đã có ai từng nghe loáng thoáng câu ca dao:

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.

4 câu ca dao thú vị ấy dường như cũng phác thảo lên được bức tranh một làng nghề xa xưa. Làng tranh Đông Hồ trước đây còn được gọi là làng Mái. Nằm tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Giáp ranh với con sông Đuống hiền hòa nên mới chẳng có câu “ có sông tắm mát có nghề làm tranh”.

Tranh Đông Hồ cũng chẳng rõ xuất hiện từ bao giờ, nhưng cho đến ngày nay nó vẫn là một truyền thống, một vẻ đẹp của người dân Việt Nam.

Bút pháp độc đáo trong tranh Đông Hồ

Để tạo nên những bức tranh đông hồ đẹp mắt nhất, thì ngoài các đặc điểm về đường nét vào bố cục. Thì khâu quan trọng nằm ở chất giấy in và màu sắc. Giấy in tranh đông hồ chủ yếu là giấy điệp. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng.

Một bức tranh đông hồ thường lấy cảm hứng màu tự nhiên và hầu như chỉ sử dụng 4 loại màu chính là đen, xanh, đỏ, vàng. Bên cạnh đó, chất liệu làm tranh từ cây dó, gạch non, vỏ sò, ốc,…Cũng góp phần tôn lên cái nét đặc sắc trong từng bức tranh.

Những cái “hồn” trong tranh Đông Hồ

Người ta thường mua tranh đông hồ về treo trong nhà vào dịp Tết Nguyên Đán. Và khi kết thúc, tranh lại được tháo gỡ xuống mà năm sau mua cái mới. Từng đường nét trong tranh đông hồ như có cái hồn cuốn hút người xem. Mặc dù chỉ đơn thuần là nếp sinh hoạt đời thường, những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống,..như “bừng” sáng trên trang giấy dó.

Thế nhưng tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và lôi cuốn thật sự. Bạn có còn nhớ những bức tranh Đông Hồ như đám cưới chuột hay bức tranh đánh ghen rồi sự nhộn nhịp trong ngày Tết. Tất cả chúng đều như diễn tả lên một cuộc sống thực mà bạn có thể nhìn thấy qua từng bút pháp.

Mỗi bức tranh Đông Hồ đều làm ta nhìn rõ được vốn liếng văn hóa Việt thuần khiết. Nếu bạn chưa có dịp tới ngôi làng này, thì hãy thuê xe đi Bắc Ninh tại Hoa Mai. Chúng tôi sẽ đưa bạn tới khám phá làng tranh bằng sự phục vụ chu đáo nhất.

Cho thuê xe đi Bắc Ninh

Cho thuê xe đi Bắc Ninh

 


Xem thêm:

Tác giả bài viết: Xuân Đức
Tác giả: Xuân Đức
Xuân Đức - Biên tập viên của website Thuê Xe Hoa Mai.