08/10/2021 06:33:14

Nghi thức đầu tiên trong những bước đầu tiến đến cánh cửa hôn nhân đó chính là lễ dạm ngõ. Không cầu kỳ và nhiều thủ tục như thời ông bà xưa, nhưng lễ dạm ngõ vẫn trở nên cần thiết và không thể thiếu.

Bạn đã hiểu rõ về lễ dạm ngõ hay chưa?

Từ truyền thống của người Việt xưa, thủ tục hôn nhân phải trải qua 6 lễ, gồm: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Nạp thái theo tiếng Hán Việt là lễ dạm ngõ được đứng vị trí đầu tiên.

Lễ dạm ngõ – Hình thức quan trọng trong đám cưới Việt

Lễ dạm ngõ – Hình thức quan trọng trong đám cưới Việt

Sau khi giản lược 6 hình thức còn 3 hình thức, lễ dạm ngõ được tổ chức đầu tiên sau đó là lễ ăn hỏi và lễ cưới. Ngoài ra, lễ này còn nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ chính là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình nhà trai và nhà gái để trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh, gia phong, điều kiện của đôi bên. Mặc dù hiện nay, không còn nhiều phong tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Giới trẻ được tự do yêu đương nhưng khi quyết định về chung một nhà, họ vẫn cần cha mẹ đến thưa chuyện và tính chuyện trăm năm.

Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ

Mặc dù cũng là một nghi lễ quan trọng nhưng lễ dạm ngõ lại không quá khắt khe về ngày giờ như ăn hỏi hay lễ cưới. Có gia đình cẩn thận sẽ đi xem ngày, với các nhà khác, nhà trai có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện để chọn một ngày đưa lễ đến nhà gái.

Tuy nhiên, hai nhà cần thỏa thuận và thống nhất để chuẩn bị chu đáo. Tránh những sai sót gây ấn tượng không tốt của hai bên dành cho nhau.

Sính lễ cho lễ nạp tài là gì?

Sính lễ cho buổi dạm ngõ cũng không cầu kỳ. Ông bà ta thường có câu miếng trầu là đầu câu chuyện. Quan niệm ấy ăn sâu và lối sống của người Việt, vì thế trong lễ dạm ngõ không thể thiếu trầu cau. Cùng với đó là cặp trà, rượu được gói trong giấy kính đỏ và trái cây. Các lễ vật sẽ có sự thay đổi theo phong tục tập quán của vùng miền.

Về phía nhà gái nên dọn dẹp sạch sẽ, trang trí bàn thờ gia tiên, nhà cửa để chuẩn bị cho lễ dạm ngõ. Chuẩn bị bàn ghế, bánh trái để tiếp khách. Ngoài ra, nhiều gia đình sẽ tổ chức vài mâm cơm nhỏ để tiếp đón nhà trai.

Thành phần tham dự lễ dạm ngõ

Vì là hình thức ra mắt và thưa chuyện với nội bộ hai bên gia đình. Nên lễ dạm ngõ sẽ chỉ khoảng 7 người. Ngoài cha mẹ hai bên, mỗi gia đình sẽ mời đại diện đi cùng. Có thể là ông bà, người có tiếng nói trong nhà, trong dòng họ cùng với cô, dì, chú, bác thân thích…

Xem thêm: Báo giá dịch vụ cho thuê xe cưới đón dâu năm 2023

Sau khi thống nhất giờ giấc gặp mặt hai bên. Gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái để tiến hành lễ dạm ngõ. Và để thể hiện sự sang trọng cũng như thuận tiện hơn cho việc di chuyển các người lớn tuổi. Nhà trai có thể thuê xe ô tô tại các đơn vị cho thuê xe uy tín như Hoa Mai. Dòng xe 7 chỗ sẽ phù hợp để phía đằng chú rể ra mắt nhà gái và mang theo sính lễ. Đồng thời lái xe ăn mặc lịch thiệp, phong cách chuyên nghiệp cam kết đảm bảo đúng giờ đẹp của hai bên gia đình.

Lễ dạm ngõ – Hình thức quan trọng trong đám cưới Việt

Lễ dạm ngõ – Hình thức quan trọng trong đám cưới Việt

Trình tự lễ dạm ngõ

Đúng ngày, giờ đã hẹn, nhà trai sẽ đến nhà gái tiến hành lễ dạm ngõ. Sau đó đại diện nhà trai sẽ chào hỏi, giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ. Trình bày mục đích ngày lễ dạm ngõ, bàn tính chuyện trăm năm cho cô dâu chú rể.

Đại diện nhà gái cảm ơn, giới thiệu những người có mặt phía nhà gái và nhận lễ vật. Sau khi nhà gái đồng ý lời đề nghị đi lại của nhà trai, cha mẹ cô dâu tương lai sẽ dâng trái cây, lễ vật lên bàn thờ gia tiên và cô dâu chú rể sẽ thắp hương. Kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc ở nhà hàng để tạo cơ hội giao lưu thêm, gia tăng sự gắn kết giữa hai gia đình.

Tác giả bài viết: Xuân Đức
Tác giả: Xuân Đức
Xuân Đức - Biên tập viên của website Thuê Xe Hoa Mai.